LIỆU CÓ MẤT ĐI BẢN QUYỀN

 LIỆU CÓ MẤT ĐI BẢN QUYỀN MỘT TUYỆT TÁC  KHI BIẾT RÕ NGUỒN GỐC CỦA NÓ ?

&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&&

BÀI CA DAO

Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

Bài ca dao Việt Nam này đã sống mãi trong lòng bao thế hệ, đi vào những câu hát ru, vào sách giáo khoa, vào những đề thi văn bình giảng và hơn hết, còn là biểu tượng của một nền văn minh lúa nước, một đất nước nông nghiệp. 

Nhiều bạn trẻ đang đặt câu hỏi trên nhiều diễn đàn: Liệu ca dao Việt Nam sắp mất đi một bài ?, khi đưa dẫn chứng và nguồn gốc từ thơ Đường, cụ thể là bài Mẫn nông (kỳ 2) của nhà thơ Lý Thân (Trung Quốc) và trích dẫn nguyên tác: Sừ hoà nhật đương ngọ/ Hãn trích hoà hạ thổ/ Thuỳ tri bàn trung xan/ Lạp lạp giai tân khổ. Bài ca dao Việt đúng là hoàn toàn sát nghĩa với nguyên tác bài thơ Đường nêu trên, nguyên tác này cũng xuất hiện trong sách Thi pháp thơ Đường, trang 179, NXB Thuận Hoá. 

Nhà thơ Lý Thân sinh năm 772, mất năm 846, nếu đặt giả thiết ngược lại rằng nhà thơ Lý Thân có thể thấy bài ca dao của Việt Nam hay hay và ngẫu hứng dịch sang tiếng Hán thì hoàn toàn không hợp lý. Thể thơ lục bát chỉ bắt đầu xuất hiện từ đời Trần, rất lâu sau đời Đường của đất nước Trung Quốc. 


Có thể lý giải được sự lan toả rộng rãi của bài thơ này trong công chúng, nhiều bạn trẻ trên các diễn đàn thơ, văn cho rằng, Việt Nam mình từ xa xưa đã chịu ảnh hưởng nhiều từ lối sống, tập tục đến văn hoá của người Trung Quốc nên chuyện một bài thơ khuyết danh dịch giả lan toả, truyền miệng rộng rãi… thành ca dao chẳng có gì lạ lẫm. Hoạ sĩ Minh Bạch, người tham gia diễn đàn này cho rằng: “Lúc bé, đã được nghe bài ca dao này từ mẹ và quả thật, nếu đây là một bản dịch thì phải nói, đó là một bản dịch xuất sắc. Tôi chỉ cần nghe một lần là nhớ mãi”. 


Còn nhà văn trẻ Đỗ Thị Thuỳ Linh, bút danh Keng, cho rằng: “Nếu đúng là thơ Đường thật thì cũng chả có gì thay đổi, tôi yêu bài thơ này như một phần tuổi thơ mình. Nó gần gũi với người Việt, cuộc sống vất vả của nhà nông đã khiến cho bản dịch thấm thía được hồn Việt và người dân nông thôn Việt Nam. 

Không thể nói là “cầm nhầm” được 

Để tìm đáp án cho câu hỏi, liệu ca dao Việt Nam sắp mất đi một bài, mà một số bạn trẻ đưa ra? NNVN đã liên lạc với một số chuyên gia, giảng viên nghiên cứu về Hán học. 

Nhà nghiên cứu văn học dân gian Nguyễn Hùng Vỹ:  

Chính xác là bài ca dao này được dịch từ nguyên tác của bài thơ Đường có tên là Mẫn nông. Tuy nhiên ở Trung Quốc, người ta cũng chưa xác định được tác giả chính thức, lúc người ta ghi là Lý Thân, lúc thì một cái tên khác. Bài thơ này sớm xuất hiện ở Việt Nam trong và được dân gian hoá, nhớ và truyền miệng. 

Năm 1928, trong cuốn Ca dao, Tục ngữ Việt Nam của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc đã có hiện tượng xé lẻ ra thành 2 bài, một là Ai ơi bưng bát cơm đầy/ Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần và Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.  

Như vậy là qua quá trình truyền miệng đã xuất hiện dị bản, thậm chí có những dị bản như là Cày đồng đang buổi ban trưa/ Mồ hôi đổ xuống như mưa ruộng cày. Không chỉ trong bài này mà còn nhiều bài khác cũng có trường hợp tương tự như hai câu phong dao Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, nguyên tác của Á Nam Trần Tuấn Khải.  

Đặt bản dịch này ở vị trí ranh giới giữa văn học thành văn (đã biết rõ nguồn gốc tác phẩm) và văn học dân gian, thì có thể xem nó ở cả 2 khía cạnh đó, gọi đây là sự giao thoa cũng không sai. Cho nên không thể nói ca dao Việt Nam sắp mất đi một bài được, đặc biệt là một bài hay như thế này, nó xứng đáng sống mãi trong lòng người dân Việt. 

Hoạ sĩ Phan Cẩm Thượng:  

Bài này là bài Mẫn nông của Lý Thân là đúng rồi nhưng vì đã quá ăn sâu vào đời sống dân gian của người Việt và đưa vào sách giảng dạy thành ca dao thì hiển nhiên, đại đa số bộ phận người dân đều không rõ nguồn gốc của nó và xem nó là ca dao. Khi biết được nguồn gốc thật thì hẳn nhiên sẽ có người ngạc nhiên, người thấy thú vị, đó là tâm trạng chung. 

Tôi thấy chuyện này là quá bình thường vì ngày xưa, không gặp phải chuyện bản quyền, tác quyền nên dân gian sáng tạo ra thi phú dựa trên nhiều bài thơ cổ và được truyền miệng rộng rãi trong dân gian nên không thể ví von chuyện các cụ nhà mình ngày xưa “cầm nhầm” ở đây được. 

Đây là một bản dịch rất hay, nếu không nói là quá xuất sắc vì thế dân gian, công chúng đón nhận nó và sống mãi đến tận ngày nay là điều tất yếu. 

PGS. TS Phan Bảo, nhà nghiên cứu Hán học:

Bài ca dao này có xuất phát từ Trung Quốc và của nhà thơ thời Đường, Lý Thân viết. Các nhà nghiên cứu hay học giả hiện nay thường mong muốn có sự rạch rồi kiểu A là A, mà B là B nên việc tìm hiểu nguồn gốc của các tác phẩm văn học dân gian là không sai. 

Theo quan điểm của tôi, có thể xem bài Mẫn nông thành 2 dạng đó, một là văn học thành văn, tác phẩm đã rõ nguồn gốc hoặc văn học dân gian. Các bạn trẻ không cần thiết phải nhìn nhận vấn đề này thành chuyện được hay mất, mà hãy xem rằng, một bản dịch hay xứng đáng là tài sản của người Việt dù khuyết danh tác giả.

Trước đây tôi đã đọc trong cuốn phê bình tiểu luận NGOẠI VI THƠ của nhà thơ Chế Lan Viên ông cũng đã đề cập đến bài ca dao trên .Ông cũng nói nó có xuất xứ từ bài thơ của một tác giả Trung quốc đời nhà Đường.Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cứ băn khoăn vì tư liệu hồ đó không tìm đâu ra bản gốc bằng chữ Hán và chẳng ai bàn luận gì mặc nhiên nó là ca dao Việt Nam.Bây giờ với điều kiện công nghệ cao tôi mới có dịp tìm hiểu lại cặn kẽ và đã đăng một bài sưu tầm có đủ cả nguyên tác ,tác giả .Các bạn đã đọc và có nhiều ý kiến.Vây đọc bài này các bạn có ý kiến gì thêm không ?

DIZIKIMI SƯU TẦM

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

LỄ HỘI SEX Ở ĐỨC