Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2020

GIỖ CHA

Hình ảnh
 GIỖ CHA &&&&&&&& KHẤN VÁI NGUYỆN CẦU (Kính viếng hương hồn Cha) Con xin lạy chín phương Trời Mười phương chư Phật ,Đất dày mười phương Hôm nay trên đất quê hương Cháu con từ mọi nẻo đường về đây Ghi sâu mãi mãi ngày này Mùng 8 tháng 6 là ngày giỗ Cha Cha đi gặp Mẹ nơi xa Gặp em con(1),gặp Ông bà,Tổ tiên Suối và Cha mãi ngủ yên Chẳng còn nghĩ ngợi, lo phiền héo hon "Công Cha như núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra" Muôn đời truyền mãi câu ca Khắc ghi tạc dạ để mà đền ơn Từ nay thờ phụng phận con Để sau rồi cháu đích tôn duy trì Cháu về rồi cháu phải đi Xa xôi bao việc mấy khi được về Tuy chồng con đã yên bề Các cháu gái vẫn hướng về Ông,Cha Từ khi bước tới tuổi già Bên con Cha vẫn chan hòa tươi vui Sẻ chia cay đắng ngọt bùi Dẫu khi đất khách quê người sơn khê(2) Hồ mừng nay được về quê(3) Con con, cháu cháu đề huề bên Cha Thế mà Cha vội đi xa Để con ngơ ngẩn vào ra một mình Quê hương nơi Mẹ Cha sinh Biết bao đằm thắm, nghĩa tình

HOÀNG TỬ BẢO ÂN LÀ AI ?

Hình ảnh
BẢO ÂN LÀ AI? Nguồn: Huy Phương “Hoàng tử” Bảo Ân Nhiều người Việt Nam sống ở quận Cam nhiều năm nay nhưng ít người biết có một người con trai của Cựu Hoàng Bảo Ðại đang sinh sống tại nơi này. Ðó là ông Nguyễn Phước Bảo Ân, con trai của bà Lê Phi Ánh, người vợ không hôn thú của cựu hoàng trong thời gian ở Ðà Lạt. Bà Phi Ánh có hai người con với cựu hoàng là bà Nguyễn Phúc Phương Minh sinh năm 1950 đã qua đời tại Mỹ cách đây vài năm và ông Bảo Ân, sinh năm 1951, đang sống tại thủ phủ tỵ nạn, Westminster. Chúng tôi không gọi ông Bảo Ân bằng hoàng tử như trong văn bản triều đình mà gọi bằng “Mệ” theo lối xưng hô trong hoàng tộc: Con gái, con trai của vua được gọi bằng Mệ, hàng cháu là “Mụ” chứ không phải ai là Tôn Thất, Bửu, Vĩnh… đều được gọi bằng Mệ như nhiều người đã lầm tưởng . Ðiều đặc biệt không phải vì ông là một hoàng tử lưu lạc, mà vì chính ông là người con nối dõi nhà Nguyễn. Cựu hoàng có tất cả 5 người con trai: Con Hoàng Hậu Nam Phương là Bảo Long không có vợ chính thức, Bảo T

CON ĐẺ CON NUÔI TRONG THƠ

Hình ảnh
CON ĐẺ & CON NUÔI TRONG THƠ Thường thì ai mà chả quý con đẻ của mình hơn con nuôi.Trong văn thơ cũng tương tự như vậy. Những đứa "con tinh thần"do mình đẻ ra bao giờ chả quý hơn yêu hơn .Còn những bàì dịch ra một ngôn ngữ khác tạm gọi là "con nuôi"làm sao mà hay như nguyên bản được.Song đôi khi "con nuôi "lại hay không kém "con đẻ".Thậm chí còn hay hơn.Đó là trường hợp 2 bài thơ  EM TẮM của tác giả Bạc Văn ÙI và NHỚ VỢ của tác giả tác giả Cầm Vĩnh Ui. Bấy lâu nay ta cứ yên trí nó được nhà thơ Cầm Giang dịch từ tiếng dân tộc Thái và gửi in.Hai bài thơ rất nổi tiếng .Ai đọc cũng thấy thích nhất là giọng điệu thật thà như đếm  của người dân tộc. Nhưng thực hư ra sao mời các bạn đọc bài sau đây của tác giả Hoàng Bình Trọng sau đây :  "Tôi về công tác ở trường ĐH Mỏ - Địa Chất (đóng tại thị xã Phúc Yên – tỉnh Vĩnh Phúc) cuối năm 1967. Vài năm sau, tôi gặp nhà thơ xứ nghệ Nguyễn Bùi Vợi dạy học gần đấy. Qua Nguyễn Bùi Vợi tôi được làm quen với

CHỐNG hay TRỐNG trong câu thành ngữ ?

Hình ảnh
THÀNH NGỮ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CH và TR trong cách viết . "Vụng chèo khéo chống" hay  "Vụng chèo khéo trống "  Về ý nghĩa và cách sử dụng thành ngữ "vụng chèo khéo chống", nhìn chung là đơn giản, dễ hiểu, dễ dùng. Nhưng về nguồn gốc và cơ chế hình thành thành ngữ này thì lại được lý giải theo những hướng rất khác nhau. Phần lớn, mọi người đều cho rằng thành ngữ "vụng chèo khéo chống" bắt nguồn từ việc lái thuyền trên sông nước. Theo cách hiểu này, "chèo' và "chống"  là các động từ. Chèo là dùng mái chèo gạt nước để cho thuyền đi lên phía trước, hướng tới đích. Chống là dùng tay tì vào đầu cây sào để đẩy cho thuyền di chuyển. Trong thực tế, chèo khó hơn chống. Lệ thường, người ta chỉ chống thuyền ở chỗ cạn khi cây sào chạm đến đất, còn những chỗ sâu, nhất là ở giữa dòng thì nhất thiết phải chèo. Người lái thuyền lành nghề phải khéo léo cả chèo lẫn chống. Ai đó mà chèo thuyền vụng, chỉ biết mỗi chống thôi thì chưa lành nghề. Nhưng tr