Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2018

THƯ NGỎ CỦA Đ H M TỪ ĐỨC

Hình ảnh
Từ:  Hami Hami <hami.hami11@yahoo.de> Đến:  duy dang <dizikimi@yahoo.com> Gửi ngày:  19:42:41, Thứ Hai, 13 tháng 9 2010 Chủ đề:   Thầy kính, Em đang xem một chương trình ở VTV4, nói về cậu bé Hòa, nạn nhân của bom mìn trong chiến tranh để lại, được người Mỹ họ mang sang cứu chữa. xúc động quá thầy ạ, em đang viết thư cho thầy (cứ cho em gọi thầy là thầy, vì chữ thầy đối với em bao giờ cũng thiêng liêng lắm), tuy nhiên vừa viết vừa khóc…nhiều khi tự trách mình sao mau nước mắt, cô phóng viên trên màn ảnh cũng đang rơi những giọt nước mắt trong veo và thánh thiện. Em cảm ơn thầy đã góp ý, đọc và chia sẻ những trang viết của em. Tuy rằng, em biết, có rất nhiều người cần đến thầy, để được học hỏi. Qua những dòng thư thầy gửi, ân tình, thẳng thắn, em vỡ ra nhiều điều. Sơ qua về em… em sang Đức được 8 năm, hiện là đại diện cho hãng Ceatecmedicaltechnik Germany, cung cấp thiết bị y tế cho phòng mổ , sản phẩm của hãng  em đang tiếp cận hàng vào thị trườ

PHONG KIẾN LÀ GÌ ?

Hình ảnh
‘Phong kiến’ có đúng như những gì chúng ta vẫn nghĩ không? 10:40, 25/08/2018 Bản In Cỡ Chữ + Cỡ Chữ -   “Phong kiến” là cụm từ có ấn tượng với những người trung tuổi trở lên, họ đã trải qua những năm tháng mà từ “phong kiến” có tính sát thương rất lớn, hễ cái gì bị quy là “phong kiến” thì liền bị bài xích. Vì vậy rất nhiều di tích lịch sử văn hóa cùng các văn vật văn hóa truyền thống đã bị tàn phá mà chẳng cần biết là tốt hay xấu. Thời đó, tất cả các tín ngưỡng hàng ngàn năm của dân tộc đối với Phật, Đạo, Thần, tất cả các quan niệm, hiện tượng về luân hồi, nhân quả, báo ứng, và các giá trị chuẩn mực đạo đức truyền thống đều bị chế giễu, phê phán và quy chụp là “phong kiến mê tín dị đoan”. Sau đó thông qua các biện pháp “tuyên truyền”, “giáo dục” liên tiếp, đồng loạt, kéo dài trong nhiều năm, khiến cho mọi người khi nói đến “phong kiến mê tín dị đoan” liền nghĩ ngay đến ngu muội dốt nát, yêu ma quỷ quái. Thế nào là “phong kiến”? Từ “phong kiến” xuất hiện sớm

LỄ HỘI SỜ NGỰC TRONG THÁNG CÔ HỒN

Hình ảnh
Lễ hội sờ ngực phụ nữ trong tháng cô hồn Các cô gái dân tộc Di chưa lập gia đình phải cho các chàng trai sờ ngực trong lễ hội tháng 7 âm lịch. Các thiếu nữ chưa chồng dân tộc Di chuẩn bị đi hội...sờ ngực Cứ tới ngày Rằm tháng 7 âm lịch hằng năm, những chàng trai dân tộc Di ở Vân Nam (Trung Quốc) lại nô nức xuống đường để... sờ ngực các cô gái. Người dân nơi đây quan niệm rằm tháng 7 là tháng ma đói. Lúc này họ cho rằng những linh hồn sẽ trở về từ địa ngục, lởn vởn ở khắp mọi nơi trên trần thế và sẽ bắt đi các cô gái còn trong trắng về thế giới bên kia. Vì vậy mà các tín đồ Phật giáo ở nhiều nơi trên thế giới sẽ chuẩn bị đồ cúng để cho các hồn ma ăn. Tuy nhiên, dân tộc Di thì không làm vậy, họ có cách chống đối riêng của mình. Vào những ngày 14, 15, 16 tháng 7 âm lịch hàng năm, những ai chưa lập gia đình, nam thanh nữ tú sẽ đổ xuống đường để đi lễ hội sờ ngực. Họ sẽ chuẩn bị cho mình những bộ váy áo đẹp nhất. Các chàng trai dân tộc Di tại Vân Nam sẽ được xuống

BA BÀI HỌC ĐÁNG NHỚ

Hình ảnh
BA BÀI HỌC ĐÁNG NHỚ Chuyện nguyên văn bằng tiếng Nga rút ra từ 1001 chuyện trong chuyện tiếu lâm chính trị thời Liêm Xô cũ. Đây là câu chuyện thứ 530 Nguyên văn  530. Зимой летел воробей, замерз и упал. Шла мимо корова. Лепешка - шлеп! - и воробья накрыло. Воробей отогрелся и зачирикал. Мимо бежала кошка, услышала, вытащила воробья и съела. Отсюда три морали: не тот враг, кто тебя в говно посадил; не тот друг, кто тебя из говна вытащил; сидишь в говне, так не чирикай! (Bài dịch trong khung dưới đã thay phân bò thành phân trâu và thêm "dấm ớt" cho câu chuyện thêm phần phong phú hợp với lỗ tai người Việt ) Tôi mạo muội diễn ra thành SONG THẤT LỤC BÁT như sau: BA BÀI HỌC ĐÁNG NHỚ Nhiều bài học nhắc ta nên nhớ Phải rút ra chính ở trong đời Chuyện này nên đọc ai ơi ! Lắng nghe câu chuyện và lời khuyên sau : Chuyện từ bãi phân trâu ấm nóng Cứu con chim rét cóng bên đường Con chim cũng thật đáng thương Sau khi thoát chết du dương hót mừng Nào ai biết đoán chừng

ĐỜI NGẮN ĐỪNG NGỦ DÀI

Hình ảnh
Đời ngắn đừng ngủ dài Bài đã đăng trên giaoduc.net.vn (BÀI CHÉP TỪ BTV (BLOGTIENGVIET.NET)CỦA GS NGUYỄN LÂN DŨNG ĐỜI NGƯỜI CÓ MỘT GANG TAY AI HAY NGỦ NGÀY CÒN CÓ NỬA GANG  (CA DAO) Robin Sharma là một nhà văn người Canada và là diễn giả nổi tiếng với loạt sách The Monk Who Sold His Ferrari của ông. Robin Sharma làm việc như một luật sư cho đến tuổi 25, khi ông tự xuất bản MegaLiving (1994), một cuốn sách về quản lý căng thẳng và tâm linh. Sharma đã xuất bản 11 cuốn sách khác nhau, và thành lập công ty đào tạo Sharma Leadership International. Đây là quyển 2 của cuốn The Greatness Guide do NXB Trẻ phát hành với bản dịch của Phạm Anh Tuấn . - Thà chấp nhận rủi ro phải gánh chịu một nửa những chuyện xấu mà ta từng dự đoán trước, còn hơn giữ mãi sự vô danh hèn nhát vì sợ những điều có thể xảy ra. - Nếu bạn thực hiện bất cứ công việc nào một cách t vời, luôn luôn tìm kiếm sự vượt trội, luôn ở vị trí xuất sắc. bạn không thể vuột mất chiến thắng cuối cùng. - Hãy can đ

BÙA TRI KỶ

Hình ảnh
BÙA TRI KỶ Niềm vui trả lại rồi Sao trời còn đòi nợ Giấu nửa vầng trăng vỡ Sao mảnh găm vẫn trồi? Đêm tôi về vườn mộng Loáng thoáng nhụy sen rơi Cây đèn dầu nghiêng bóng Bóng lặng chìm chơi vơi Ừ thì thôi cứ vậy Một vòng dạo bên đời Chiếc trâm gài ngày ấy Ghim hai mảnh hồn rơi Gọi sạt một mùa trăng Xẻ một đêm Cuội khóc Bẽ bàng dáng Hằng Nga Về trong chiều giấu thuốc Giã hết lá trên cung Tôi dán bùa tri kỷ Dán cả đa cả cuội Dán cả mảnh hồn tôi. ĐHM HOẠ BÀI "BÙA TRI KỶ" CỦA ĐHM (Bài của MT đã sửa đôi chút theo ý MT) Niềm vui đã trả lại rồi Sao trời đòi mãi nợ tôi thế à? Vầng trăng bỗng chốc vỡ òa Vẫn găm một mảnh trong ta đau đời Thoảng nghe sen nhụy rơi rơi Vườn đêm thả mộng bời bời niềm riêng Ngẫm mình muôn nỗi chung chiêng Đèn khuya ngả bóng soi nghiêng cuộc đời Lặng chìm vào cõi chơi vơi Vòng đời quay quắt không ngơi, không ngừng Tình đời sao thấy dửng dưng Chiếc trâm gài lệch mà rưng rưng lòng Hồn chia đôi mảnh long đong Sạt mùa trăng - vết thương lòng còn đây Cuội

ĐÊM THƠ NHẠC NGUYỄN TRỌNG TẠO TẠI QUÊ HƯƠNG

Hình ảnh
Xúc động đêm nhạc Nguyễn Trọng Tạo tại quê nhà xứ Nghệ Chia sẻ Dân trí  Đêm thơ nhạc “Khúc hát sông quê” là lời tri ân của nhà thơ- nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo với cuộc đời, với quê hương và những tấm tình mà người thân, bạn bè, khán giả... đã sát cánh bên ông lúc bạo bệnh, giúp ông có được sức mạnh “trở về từ cõi chết”… Năm 2017 là một năm đầy biến động với nhà thơ - nhạc sĩ tài hoa của xứ Nghệ ở tuổi “thất thập”: chỉ 3 tháng sau đêm nhạc đầu tiên trong sự nghiệp, vào đúng ngày cuối năm về thăm quê,  ông đã bị đột quỵ vì tai biến . Tình trạng của ông lúc đấy bị nhận định là rất nặng, tiên liệu xấu: chảy máu não, huyết áp rất cao, lúc tỉnh lúc mê, liệt nửa người... Thế nhưng điều kỳ diệu cuối cùng đã đến, Nguyễn Trọng Tạo đã ngoạn mục trở về từ cõi chết… Nguyễn Trọng Tạo chia sẻ, tròn một năm sau đêm nhạc đầu tiên “Nguyễn Trọng Tạo - Khúc hát sông quê" diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội, ngày 10/8, ông trở lại với đêm nhạc cùng tên trên chính quê hương xứ Ngh