Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2013

TẾT ĐOAN NGỌ

Hằng năm, nhiều địa phương trên khắp nước ta, cứ đến mồng 5 tháng 5 âm lịch lại tổ chức ăn Tết Đoan Ngọ. Tết Đoan Ngọ năm nay nhằm ngày 6/6/2011. Vậy Tết Đoan Ngọ là Tết gì? Theo sách “Phong thổ kí” thì Tết Đoan Ngọ được gọi là Tết Đoan Dương. Đoan Ngọ là bắt đầu giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa). Còn Dương là mặt trời, là khí dương, Đoan Dương có nghĩa là bắt đầu lúc khí dương đang thịnh. Sở dĩ Tết này gọi là Tết Đoan Ngọ, chính vì tháng 5 là lúc bắt đầu trời nắng to, khí dương đang thịnh như mặt trời vào lúc giữa trưa. Theo quan niệm Đông phương thì phương Nam là chính ngọ, mà ngọ là ngôi dương cho nên Tết này gọi là Tết Đoan Dương. Ở Trung Quốc, họ gọi Tết Đoan Ngọ là Tết Trùng Ngũ vì là hai con số 5 gặp nhau, mồng 5 tháng 5. Ngày xưa, lúc ban đầu, ngày Đoan Ngọ chỉ là ngày dân chúng cúng lễ để đánh dấu một thời tiết mới, mừng sự trong sáng, quang đãng. Hơn nữa, giữa tiết hạ vì oi bức thường có bệnh thời khí nên người ta hay cúng lễ để cầu an. Về sau này, để thêm ý nghĩa

THÀNH CỔ LOA

Hình ảnh
THÀNH CỔ LOA 14:16 29 thg 4 2013 Công khai 0  Lượt xem 0 SAU KHI DỰ NGÀY HỘI SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC TRÊN ĐƯỜNG VỀ NHÀ TÔI  GHÉ  THĂM THÀNH CỔ LOA MÀ BẤY LÂU NAY CHƯA CÓ DỊP ĐẾN THĂM  SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ HÌNH ẢNH . MỜI CÁC BẠN XEM VÀ CẢM NHẬN Thành Cổ Loa - Kinh đô của nhà nước Âu Lạc Thành Cổ Loa thuộc xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, là kinh đô của nhà nước Âu Lạc (tên nước Việt Nam thời đó), dưới thời An Dương Vương vào khoảngthế kỷ thứ III trước Công nguyên và của nhà nước Vạn Xuân (tên nước Việt Nam thời đó) dưới thời Ngô Quyền thế kỷ X sau Công nguyên. Năm 1962, thành Cổ Loa được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Vị trí địa lý Vào thời Âu Lạc, Cổ Loa nằm vào vị trí đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng và là nơi giao lưu quan trọng của đường thủy và đường bộ. Từ đây có thể kiểm soát được cả vùng đồng bằng lẫn vùng sơn địa.  Cổ Loa là một khu đất đồi cao ráo nằm ở